Featured Post

GALLO COFFEE - 100% CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT

GALLO COFFEE  100% Cà phê Nguyên Chất - Hương Vị Tự Nhiên. 100% Pure Coffee - Natural Coffee Taste and Aroma.  Gallo Coffee hân hạnh giớ...

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

NGƯỜI MỸ DẠY BÀI HỌC 'CÔ BÉ LỌ LEM' NHƯ THẾ NÀO?

Tôi xin gửi bài viết để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu. (Nguyễn Hữu Tân)
 Related image
 Nguồn hình: Google. 

Người gửi: Nguyễn Hữu Tân

Tôi là một người của xã hội nửa cũ nửa mới. Tôi có cảm nhận rằng học sinh bây giờ có điều kiện về vật chất rất tốt nhưng điều kiện tinh thần vươn lên thì rất yếu. Xung quanh các em bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ, nhiều sự hấp dẫn mang tính "hội đồng" lôi kéo, rủ rê. Các em thì không được trang bị đầy đủ những kiến thức, những bản lĩnh để đứng vững trong môi trường sống. Tôi không nói cụ thể về những vấn đề mà các em đang gặp phải.
Nói về nguyên nhân dẫn tới hướng tư duy, cách tiếp nhận cuộc sống thì trước hết không ai có quyền trách các em mà phải hướng tới việc trách những bậc phụ huynh, không chú ý quan tâm tới việc giáo dục, định hướng cho con em mà chỉ tập trung vào việc đối phó với "kinh tế".
Còn nữa, đó là trách nhiệm của các thấy cô giáo, giả dụ như môn Văn. Nói chính xác ra liệu có thầy cô giáo nào dạy văn lại có thể toàn tâm toàn ý hiểu được đúng giá trị của các tác phẩm văn học, hay chỉ ép học sinh hiểu theo đúng giáo trình, đúng ý của giáo viên.
Có phải các thầy cô giáo hiểu được giá trị thực tế của các tác phẩm cũng có thể diễn đạt, trình bày, dạy dỗ cho các em với tư duy của "người lớn" áp cho tư duy của "nhi đồng" hay không? Các thầy cô giáo có bao giờ tự hỏi lại mình xem mình đã làm được gì đúng nghĩa với trách nhiệm giáo viên, những gì đã làm được, những gì chưa làm được.
Bản thân vợ tôi cũng là một giáo viên, cô ấy gặp phải nhiều học sinh ở trong một xã hội mới "đổi đời" nhờ quy hoạch. Học sinh rất hư, có thể nói là "vô văn hóa". Và vợ tôi cũng rất nóng tính. Điều hệ quả tất yếu là có học sinh nữ lớp 9 (lưu ban 2 năm) sau giờ học bị vợ tôi cho một cái tát vị tội quá xấc xược đã kéo một nhóm bạn trai đầu xanh đầu đỏ tới cổng trường định hành hung. Sự việc đã phải nhờ tới công an can thiệp".
Với những định kiến về giáo viên bây giờ, có thể vợ tôi sẽ được ra giới "truyền thông" để "vinh danh tên tuổi" nhưng may mắn là "không". Như chúng tôi, như các bạn ngày xưa, sợ thầy cô giáo hơn sợ bố mẹ. Còn các em bây giờ "sợ không được chơi, sợ không được thể hiện cái tôi cá nhân hơn bất kỳ cái gì".
Hôm qua, tôi có đọc một bài dịch trên một blog rất có giá trị, tôi đã in ra và đưa vợ tôi nghiên cứu. Nếu dạy được học sinh là một cái tốt, còn nếu không dạy được học sinh thì cố gắng sau này dạy con.
Tôi xin gửi bài viết đó ở dưới đây để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu: Người Mỹ dạy bài học "Cô bé Lọ Lem" như thế đấy!
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ.
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ.
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ.
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc


Nguồn hình:  Google

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

10 CÂU CHA MẸ HÃY NÓI VỚI CON TRƯỚC LÚC CHÚNG 12 TUỔI, CON SẼ CẢM KÍCH BẠN CẢ ĐỜI…

10 câu cha mẹ hãy nói với con trước lúc chúng 12 tuổi, con sẽ cảm kích bạn cả đời

 Thế giới này, vốn vô cùng tươi đẹp nhưng cũng rất tàn khốc. Những đứa trẻ của bạn trong quá trình trưởng thành, sẽ có lúc hạnh phúc, nhưng cũng có khi khổ đau và mê mờ.

Bạn có biết chăng, rất nhiều lúc, con trẻ có thể gỡ bỏ nút thắt trong tâm mà vượt qua khó khăn, và thuận lợi trưởng thành, lại chính là nhờ dựa vào những câu nói mà cha mẹ đã gieo vào trong tâm chúng.
Dưới đây là 10 câu nói, khuyên bạn hãy nói với con trước lúc chúng 12 tuổi. Nếu làm được như vậy, con trẻ sẽ cảm kích bạn suốt đời!
1. Con à, không phải tất cả mọi người đều yêu mến con
Ngay từ cái ngày con chào đời, con đã bắt đầu tiếp xúc với các loại các dạng người. Hơn nữa, sở thích, tính cách của mỗi một người cũng đều khác nhau, muôn hình vạn trạng, không ai giống ai.
Có người sẽ bởi vì ngoại hình của con, tướng mạo của con mà không thích con; có người sẽ bởi thành tích, năng lực của con mà không thích con; lại cũng có người sẽ bởi vì sở thích của con khác biệt với họ mà không thích con…
Nói chung, con phải nhận rõ hiện thực này.
Nhưng mà, đây vốn không phải chuyện gì xấu cả, con càng không nên vì vậy mà phủ nhận chính mình.
Chỉ cần con kiên trì làm những điều đúng đắn, chỉ cần con kiên trì làm một người lương thiện chính trực. Làm được như vậy, có những người không sớm thì muộn sẽ thay đổi thái độ với con.
Còn về những người trước sau vẫn không quý mến con, thì hãy tôn trọng nhưng không nhất thiết phải gần gũi họ, bởi vì họ có thể không phải là người thân thiện gì.
2. Con à, hãy nói cảm ơn thật nhiều!
Bất kỳ ai ở bên cạnh con, bao gồm cả cha mẹ của con, đều không có nghĩa vụ phải đi giúp đỡ con, chăm sóc con, dung nhẫn con.
Cha mẹ đã cho con sinh mệnh này, đây đã là ân huệ lớn nhất với con.
Vậy nên, khi người khác giúp đỡ con một lần, con nhất định phải nghiêm túc nói lời cảm ơn họ từ tận đáy lòng, nếu không sẽ không có lần thứ hai đâu, con nhé!
Khi người khác không muốn giúp đỡ con, con cũng không cần phải oán hận trong tâm mình. Bởi vì con hãy nhớ một điều rằng, người khác vốn không có nghĩa vụ phải giúp đỡ con.
Ảnh minh họa inter-edu.com
3. Con à, con học hành là cho chính bản thân con, chứ không phải học cho bố mẹ
Vì sao bố mẹ cứ mãi giục con học hành?
Chỉ khi con đọc nhiều sách rồi, con mới có thể phân rõ thị phi, không đến nỗi bị những người có dụng ý không tốt che mờ con mắt, cũng không đến nỗi bị những người nông cạn làm ảnh hưởng đến tư duy của con.
Chỉ khi con có được tri thức tốt rồi, con mới có thể thoải mái lựa chọn cho mình một phần công việc mà con yêu thích, mới có thời gian đi làm những việc con thích, chứ không đến nỗi phải vì sinh tồn mà ủy khuất, bận rộn lao lực cả đời.
4. Con à, mạng sống là vô cùng trân quý
Bởi các con còn nhỏ, vậy nên chuyện sinh tử vẫn còn chưa thể cảm nhận được.
Chỉ khi đến cái tuổi bước sang “tứ tuần” của bố mẹ, khi mà bạn bè ở bên cạnh có những người đã đi trước rồi.
Phải biết rằng, nhìn thấy những người cùng tuổi ra đi, là một chuyện vô cùng đau lòng, hơn nữa khiến người ta rất hoang mang. Đương nhiên, đau khổ hơn chuyện cả này, chính là người đầu bạc đưa tiễn người đầu xanh.
Vậy nên, trong những ngày tháng con khủng hoảng nhất, đau khổ nhất, cô đơn nhất, con phải lựa chọn kiên cường mà sống, chớ nên dại dột tự làm tổn hại chính mình. Mạng sống của con là bố mẹ ban cho, con không có quyền vứt bỏ.
Trong những ngày tháng con khủng hoảng nhất, đau khổ nhất, cô đơn nhất, con phải lựa chọn kiên cường mà sống. Ảnh justsmile.blogs
5. Con à, hãy nhớ về thăm nhà thường xuyên
Khi con ngày một khôn lớn, bầu trời của con sẽ ngày càng rộng mở hơn. Con có thể sẽ ngày càng bay xa bay cao hơn, cha mẹ cũng bởi vậy mà cảm thấy vui mừng.
Nhưng khác biệt với con, cha mẹ lại ngày một già đi, bầu trời của cha mẹ sẽ ngày càng thu nhỏ lại.
Nói thật lòng, cha mẹ nào cũng đều cảm thấy mâu thuẫn trong tâm, vừa mong con cái có thể giương cánh bay cao, lại mong con cái có thể bầu bạn bên cạnh. Càng già thì lại càng như vậy…
Vậy nên, dù sau này con có bận rộn thế nào, mong con hãy dành thời gian về thăm nhà thường xuyên. Có thể làm bữa cơm cho con, có thể chuẩn bị giường đệm cho con, cũng là niềm vui lớn lao của cha mẹ…
6. Con à, tình yêu vĩ đại hơn, nhưng cũng bình thường hơn những gì con nghĩ
Sẽ có một ngày nào đó, con sẽ cảm thấy vô cùng thích thú với một người bạn khác giới trong lớp. Con muốn cùng cậu ấy (cô ấy) đi hết quãng đường về nhà sau khi tan học. Con muốn tặng quà cho bạn ấy, con muốn được nắm lấy tay bạn ấy. Và rồi đến lúc, các con cũng lại sẽ chia tay, đây chính là cái gọi là “tình yêu”…
Nhưng mà, tình yêu thực sự cần được hun đúc nên từ sự hy sinh, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, và tình yêu cuối cùng sẽ bình thản trong cơm áo gạo tiền.
Cái tuổi đôi mươi, khi mà bản thân nếu chưa thể gánh nổi bất cứ trách nhiệm gì, cũng không mang đến được hạnh phúc cho bất cứ ai. Vậy thì, đừng làm những việc “vượt quá giới hạn”, với ai cũng đều không tốt cả.
7. Con à, con hãy nhìn thẳng những điều bất công trong cuộc sống
Chỉ cần là xã hội, sẽ đầy rẫy những cạnh tranh và bất công, nhưng chúng ta vốn không cần phải quá dính mắc vào những việc này, cố gắng nâng cao bản thân mới là điều thực tế.
Xe của nhà chúng ta không được “chất” như của nhà hàng xóm, con không cần phải vì chuyện này mà cảm thấy xấu hổ. Bởi vì xe của nhà chúng ta, chính là bố mẹ mua bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình, vậy nên không có gì phải ‘mất mặt’ cả.
Còn như xe của nhà chúng ta “chất” hơn của nhà xóm, con cũng không có vốn liếng gì để lấy làm tự hào, bởi vì chiếc xe này hầu như không có chút quan hệ gì với con, con chưa từng phó xuất cái gì cho nó cả.
Nếu như con ở vào tình thế không thuận lợi, suốt ngày oán trách cuộc đời bất công, như thế nó sẽ ăn mòn ý chí của con, khiến con trầm luân, chịu nhiều bất công hơn nữa.
Còn như con có được ưu thế gì đó, cả ngày khoe khoang, như thế sẽ che khuất tầm mắt của con. Chỉ sợ có một ngày, con sẽ sa ngã thành loại người mà con vốn xem thường trước đó.
Xã hội, sẽ đầy rẫy những cạnh tranh và bất công, nhưng chúng ta vốn không cần phải quá dính mắc vào những việc này, mà hãy nâng cao đạo đức bản thân. Ảnh desiringgod.org
8. Con à, bất cứ lúc nào cũng đều phải giữ mình trong sạch
Bất cứ trường hợp nào, cũng đều không được buông thả chính mình, bất kể là trên tinh thần, hay là trên nhục thể! Cần phải kiên định với nguyên tắc đạo đức đúng đắn của mình, những thói hư tật xấu, con nhớ đừng bao giờ phạm phải, ví như rượu chè, thuốc lá, ma túy, loạn tính!
Đối với con gái mà nói, điều này càng quan trọng hơn, bởi vì bản thân con gái vốn ở vào địa vị khá là yếu thế. Một lần phóng túng, thường sẽ phải trả giá bằng nỗi bất hạnh của cả một đời!
9. Con à, tiền rất quan trọng, nhưng có những thứ còn quan trọng hơn nhiều
Tiền bạc vốn dĩ cũng rất quan trọng trong cuộc sống này. Nhưng mà, “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý.
Những cách thức thông qua trộm cắp, lừa gạt để có được tiền bạc, con tuyệt đối không được áp dụng, dù chỉ một lần.
10. Con à, phàm là việc gì cũng đều phải dựa vào bản thân
Phàm là việc gì cũng đều phải dựa vào bản thân. Ảnh vimeo.com
“Dựa núi, núi sẽ sập, dựa người, người bỏ chạy”, duy chỉ có bản thân con mới là người đáng để dựa dẫm nhất.
Có rất ít đồng nghiệp sẽ thật lòng giúp đỡ con, cha mẹ sẽ già đi, không thể đi cùng con cả đời được, còn các anh chị em, đều sẽ có gia đình riêng của mình cùng một mớ các vấn đề của bản thân. Chính ngay cả con cái của con, sớm muộn cũng sẽ rời xa con mà đi thành gia lập nghiệp…
Vậy nên, con cần phải có đam mê của chính mình, có thân thể khỏe mạnh, bản thân hãy vui vẻ đi đến cuối cuộc đời!
Nguồn: http://quacuabo.com/10-cau-cha-hay-noi-voi-con-truoc-luc-chung-12-tuoi-con-se-cam-kich-ban-ca-doi/

9 ĐIỀU QUÝ GIÁ CHA MẸ NÊN NÓI VỚI CON!

9 điều quý giá Cha Mẹ nên nói với con!
Điểm số ở trường sẽ quyết định việc con có đạt danh hiệu học sinh giỏi hay không. Nhưng danh hiệu ấy không thể quyết định nhân cách con người của con. Điều cha mẹ cần ở con là một nhân cách tốt, một nền tảng đạo đức tốt.
Cha mẹ có những điều này muốn nói với con, những điều mà đến bây giờ cha mẹ mới nhận ra sau bao nhiêu năm từng trải, cha mẹ muốn con hãy khắc cốt ghi tâm.
1. Có thể độc lập sinh tồn
Trước hết, con nhất định phải học nấu ăn con nhé. Con sẽ là một người độc lập trong mọi lúc nếu biết nấu ăn, để kể cả khi con không có cha mẹ bên cạnh, con vẫn có thể tự chăm lo cho bản thân thật tốt. Đừng nghĩ chuyện nấu ăn chỉ là chuyện nhỏ, nếu không sau này con sẽ rất hối hận khi nhận ra mình bị coi thường thế nào khi không thể tự nấu một món ăn đơn giản.
2. Vì sao con cần phải vào Đại học
Con à, con phải cố gắng vào đại học, đại học chính quy. Không phải vì cha mẹ muốn con có kiến thức, có địa vị, có danh tiếng, mà là vì con xứng đáng được thư giãn và tận hưởng những ngày tháng thảnh thơi cuối cùng của tuổi trẻ. Sau khi tốt nghiệp, con đã có được những hành trang cần thiết để bước ra ngoài xã hội.
Nhưng con cũng hãy nhớ, sự văn minh và tri thức sẽ thể hiện ngay trong cách con ứng xử và hành động. Bằng cấp và địa vị xã hội không khiến con trở thành người có học thức, vì vậy, dù con có lựa chọn bước đi trên con đường học vấn hay không, việc con cần làm là học cách đối nhân xử thế. Chính điều đó sẽ khiến con trở thành một người có học.
3. Biết ước mơ và có nghị lực
Con hãy luôn tự tin và mạnh mẽ để không ngừng hoàn thiện mình và bước đi thật xa trên con đường mà con đã chọn. Trên con đường đó, có thể con sẽ vấp ngã nhiều lần, nhưng hãy tiếp tục đúng lên bằng chính đôi chân mình. Hãy nhớ rằng tiền tài hay danh vọng không làm giàu nhân cách của con. Những suy nghĩ chân chính từ tận tâm hồn sẽ cho con sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ. Dù cuộc đời có làm con gục ngã, con cũng đừng oán trách hay than phiền. Nếu con có nghị lực mạnh mẽ, mọi thứ xứng đáng sẽ luôn là của con.
Dù cuộc đời có làm con gục ngã, cũng không được oán trách hay than phiền. Nó chỉ khiến những người yêu thương con đau lòng và kẻ thù của con đắc ý. Ngã rồi hãy đứng lên và đi tiếp.
4. Tự tôn không liên quan tới giàu nghèo
Con à, cuộc đời này con chỉ cần hai bát nước, một bát để uống, bát kia để rửa mặt và giặt quần áo của con. Dù có thiếu thốn về tiền tài thì con cũng không được đánh mất lòng tự trọng và danh dự của mình.
5. Cung cách không liên quan tới cảnh ngộ
Hãy chỉn chu trong mọi hành động của con. Dù con phải ăn cơm trộn nước tương, con cũng cần dọn bàn ăn cho chỉn chu, ăn uống cho sạch sẽ và trang nhã. Sau này, bất kể con có giàu có hay nghèo khó, cũng phải thể hiện rằng mình là người có văn hóa.
6. Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau
Con có biết dụng cụ quan trọng nhất khi đi du lịch là gì không? Không, không phải máy ảnh con à, khi đi du lịch, con hãy mang theo giấy và bút. Bởi cảnh có thể thay đổi theo thời gian, nhưng tâm tình của con, ấn tượng của con để lại ở nơi ấy sẽ không bao giờ có thể phai tàn.
7. Nhân cách độc lập
Con cần có một không gian riêng để thư giãn, dù cho nó chỉ rộng vài mét vuông. Một không gian riêng sẽ giúp con bình tĩnh lại và suy ngẫm khi có mâu thuẫn với ai đó. Một không gian riêng sẽ giúp con đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để đối đãi với tình huống đó. Và hãy dùng một tiêu chuẩn đạo đức cao để đánh giá và đưa ra lựa chọn.
8. Sống lương thiện
Cuộc sống này dù có tàn ác đến đâu, con người dù có xấu xa đến mấy, con cũng phải sống lương thiện và làm một người tốt. Những thứ vật chất mà con đấu tranh cả một đời để giành giật lấy, khi rời khỏi cõi đời này, con sẽ thấy chúng thật phù du và vô nghĩa. Nhưng nếu sống một cuộc đời thiện lành, luôn nghĩ cho người khác, thì khi hai mắt kia khép lại, con sẽ không cảm thấy hối tiếc.
9. Ba thứ quan trọng nhất
Con không nhất thiết phải trở thành một quý tộc sở hữu một gia tài khổng lồ toàn là bạc vàng kim cương, những thứ đó chỉ là vật chất. Nhưng nụ cười, sự thanh lịch và tự tin chính là ba giá trị tinh thần lớn nhất, có được ba điều này này là con đã có tất cả rồi. Đó mới là tinh thần quý tộc chân chính.


Nguồn: http://quacuabo.com/9-dieu-quy-gia-cha-nen-noi-voi-con/

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

9 ĐIỀU CÁC BẬC CHA MẸ NÊN CÂN NHẮC KHI NÓI VỚI CON TRẺ

9 điều các bậc cha mẹ nên cân nhắc khi nói với con trẻ

Làm cha mẹ, ai cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Và hơn hết cha mẹ chính là tấm gương và là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ.
Tuy vậy, nhiều khi các bậc phụ huynh trong cơn nóng giận hay vô tình nói những lời gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của con trẻ. Và tác động của những lời nói này thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, không như những gì họ mong đợi.
Bởi vậy, khi giao tiếp với con, các ông bố bà mẹ hãy cố gắng xem xét và để ý lời ăn tiếng nói của mình. Sau đây là một vài lời khuyên đưa ra cho các bậc phụ huynh về những điều nên cân nhắc khi nói với con trẻ.

1. “Hư thân mất nết”

Trẻ em thường rất ngây thơ và tinh nghịch, rất khó đoán trước được suy nghĩ và hành vi của chúng. Có những lúc các bé rất ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng cũng có lúc lại ngang bướng, “dở dở ương ương”, như không chịu chào hỏi người khác, không xin phép bố mẹ đi chơi, nghịch phá đồ đạc v.v… Lúc ấy, phụ huynh sẽ rất dễ nổi xung lên và mắng các bé là “đồ hư thân mất nết”. Lời chỉ trích nặng nề này sẽ khiến các bé cảm thấy xấu hổ và khó chịu.

giáo dục con






Thực ra, có thể chỉ là tại thời điểm đó đứa trẻ không muốn làm việc đó mà thôi. Bởi vậy, không thể quy chụp nó thành nhân cách của trẻ. Vậy nên, thay vì mắng con “hư thân mất nết”, hãy gợi ý và nhắc nhở con cần xử sự ra sao và giúp các con cải thiện hành vi của mình.

2. “Con thật đáng xấu hổ!”

Việc gán mác cho bé một loại tính các nào đó dựa trên cảm xúc “nhất thời” quả thực là một việc không bao giờ nên làm. Dù tính cách của con bạn là nhút nhát hay bạo dạn, thì khi bị chỉ trích như vậy chúng sẽ rất buồn tủi và khó chịu. Ai cũng có điểm yếu, ai cũng mắc sai lầm, không có gì phải xấu hổ về điều đó cả.
Đặc biệt, nếu bạn nói điều này trước mặt người khác thì còn tồi tệ hơn nữa. Cảm giác xấu hổ sẽ có thể ám ảnh bé suốt cuộc đời, bé sẽ thu mình lại và lẩn tránh. Bởi vậy, thay vì chỉ trích con, cha mẹ hãy tìm cách gỡ nút thắt trong tâm và giải thích để con trẻ hiểu điều gì nên làm và điều gì cần tránh.
Kết quả hình ảnh cho giáo dục con cái





3.  “Bố mẹ quá thất vọng về con!”


Đừng bao giờ “xát muối vào lòng” con như vậy. Nếu một đứa trẻ phạm lỗi, không cần phải khiến chúng mãi gặm nhấm cảm giác tội lỗi đó.

Nếu đứa trẻ biết rằng vừa làm gì sai hoặc đang cảm thấy tồi tệ, thì đừng khiến trẻ lúc nào cũng thấy tội lỗi. Ngược lại, các bậc phụ huynh hãy cố gắng hiểu điều gì đang xảy ra hoặc vì sao điều đó lại xảy ra với con trẻ, từ đó hãy giúp chúng không lặp lại sai lầm nữa, và giúp các bé trở lại trạng thái bình thường.
                dạy con tự tin                                             

4. “Có thế mà cũng khóc!”


Quả thực nhiều khi khó biết được nguyên nhân khiến một đứa trẻ bật khóc, đôi khi chúng khóc rất “vô duyên vô cớ”. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng là những đứa trẻ hư, mà đơn giản là các bé có gì đó khó chịu và đang cần người lớn cảm thông và trấn an chúng.

Trên thực tế, trẻ con không “hồn nhiên vô tư” như chúng ta nghĩ, các bé vẫn có những lo lắng, sợ hãi….và khóc nhè là cách trẻ nhỏ thể hiện cảm xúc của mình. Hãy cố gắng thấu hiểu cảm xúc của con, giúp con đối diện và vượt qua chướng ngại tâm lý đó.

5. “Con trai không được khóc nhè”


Nói như vậy đồng nghĩa với việc bạn đã có định kiến về giới tính. Các bậc phụ huynh thường mong muốn bé trai phải cứng rắn, kiên cường và tiết chế được cảm xúc.
Nhưng dù sao thì chúng vẫn chỉ là trẻ con. Việc một đứa trẻ khóc không nói nên điều gì về tính cách của chúng, có thể chỉ đơn giản là cách trẻ bày tỏ cảm xúc của mình, vì các bé chưa biết cách bộc bạch nó ra.

 dạy con tự tin

6. “Đừng bao giờ làm như thế này, phải làm theo bố mẹ”


Thực tế đã chứng minh câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” quả thực rất đúng đắn. Trẻ nhỏ cũng vậy, chúng cần phải “vấp ngã” thì mới có thể học được kỹ năng và tri thức. Bạn hãy tạo điều kiện cho con được khám phá để biết cách đi đến thành công. Nếu cha mẹ can thiệp và làm hết cho chúng, sẽ khiến chúng cảm thấy mình không có khả năng làm gì cả và chúng thật vô dụng.
Giám đốc Trung tâm Phát triển Trẻ nhỏ Barnard – Tiến sĩ Klein cho hay: “Nếu bạn bảo trẻ nhỏ rằng ‘Không được làm như thế, hãy làm theo mẹ’ thì các bé sẽ hiểu ngay rằng chỉ người lớn mới làm được việc đó, còn chúng thì không thể. Và nó sẽ khiến trẻ mất tự tin”.

Kết quả hình ảnh cho dạy con

7. “Con mới xinh đẹp làm sao!”


Khen để động viên con là điều tốt, tuy nhiên không nên khen một cách thái quá và tùy tiện. Lời khen đôi khi có thể ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ví như, việc bạn hay khen bé gái xinh xắn thì bé liền hiểu rằng đó là điều mà cả thế thế giới này mong chờ ở chúng. Có thể những lời khen như vậy khiến đứa trẻ sẽ coi thường những đứa trẻ xấu hơn và coi trọng hình thức. Bởi vậy, thay vì dành lời khen cho vẻ bề ngoài, hãy khen cho những nỗ lực và cố gắng của các bé.

Kết quả hình ảnh cho mẹ dạy con

8. “Con là thông minh nhất!”

Khen con không đúng cách, có khi còn hại con đủ đường. Nguy hại hơn cả là khi đứa trẻ cho rằng mình thông minh lại gặp thất bại, với chúng, đấy là điều tồi tệ nhất và rất sợ mắc lỗi và oán trách bản thân. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cân nhắc khi liên tục nói điều này với con mình.
Cha mẹ hãy khen thưởng dựa trên sự nỗ lực của con, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của con, khiến con sẽ luôn nỗ lực hết mình khi làm mọi việc.
cha mẹ giúp đỡ con, dạy con tự tin

9. “Béo không tốt đâu, đừng ăn thứ đó!”


Các bà mẹ thường hay nhắc nhở điều này với các bé gái, chứ không hẳn là với tất các các bé. Nhất là trong xã hội ngày nay, các bé gái càng bị nhắc nhở chú ý đến vóc dáng nhiều hơn nữa.
Một khi các con thấy cha mẹ lo lắng rằng chúng quá béo hoặc tăng cân, các em thường sẽ rất để tâm đến ngoại hình của mình. Thay vì tự tin tham gia các hoạt động tập thể, các bé có thân mình mập mạp thường sống khép kín, thu mình, bởi đi đâu cũng thấy mình thua kém bạn bè. Điều này không tốt đối với sự phát triển về tâm lý, tính cách cũng như nhận thức của các bé.
giáo dục con, dạy con

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái của mình lớn lên sẽ trở thành một đứa trẻ tự tin, độc lập và thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy, để nuôi dạy con cái thành công, các bậc phụ huynh phải chọn được cho mình những cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt, để các con dần dần lớn lên, dần dần trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Nguồn: Internet
http://quacuabo.com/9-dieu-cac-bac-cha-nen-can-nhac-khi-noi-voi-con-tre/

LÁ THƯ CHA GỬI CON TRAI: HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG NHƯ CON MONG MUỐN NHƯNG ĐỪNG QUÊN LỜI CHA DẶN

Lá thư cha gửi con trai: Hãy trở thành người đàn ông như con mong muốn nhưng đừng quên lời cha dặn




Lá thư cha gửi con trai: Hãy trở thành người đàn ông như con mong muốn nhưng đừng quên lời cha dặn

Chúng ta từng là những đứa con và đang hoặc sẽ trở thành những người cha, người mẹ. Chúng ta có thể trò chuyện nhiều lần với con mình rằng nên làm thế nào thì tốt hơn, nhưng cuối cùng con bạn mới chính là người quyết định cuộc sống riêng theo những nguyên tắc mà chúng được dạy.


Đây là lá thư một phát thanh viên kiêm nhà tâm lý học trẻ em Hong Kong gửi cho con trai ông. Những lời dặn dò này thực sự là bài học cuộc sống đáng giá với chúng ta, dù ở bất kì lứa tuổi, giới tính nào.
Gửi con trai,
Cha đang viết lá thư này cho con bởi 3 lí do:
– Cuộc sống, tiền bạc và sự rủi ro không thể lường trước. Không ai biết trước mình sẽ sống bao lâu, vì thế cha nên nói với con những điều này càng sớm càng tốt.
– Cha là cha của con, nếu cha không làm, sẽ không ai nói cho con biết những điều này.
– Đây là những trải nghiệm cay đắng mà chính cha đã trải qua. Có lẽ, nó sẽ giúp con bớt đau đầu nhiều trong những năm tháng trưởng thành.
Trong cuộc sống hôm nay, quá nhiều người thành đạt và thông minh, những tiêu chuẩn đánh giá một “người tốt” dường như không còn được chú ý quá nhiều. Người ta có thể điên cuồng theo đuổi thành công, sự giàu có, nhưng cha nguyện cầu con sẽ trở thành người đàn ông như con mong muốn và đừng quên lời cha dặn:
1. Đừng ghét bỏ những người không tốt với con. Trong xã hội này, không ai có trách nhiệm phải đối tốt với con, ngoại trừ cha và mẹ con. 
Với những người tốt với con, hãy trân trọng và cảm ơn họ. Nhưng con cũng nên thận trọng, bởi ít ai hành động mà không có động cơ. Ai đó tốt với con, không có nghĩa là anh ta hoàn toàn yêu quý con vô tư. Hãy cẩn thận trước khi coi anh ta là một người bạn thực sự.
2. Không ai là không thể thiếu, không điều gì trên thế giới này nhất định phải là của con. Một khi hiểu điều này, con sẽ bước đi trong cuộc đời dễ dàng hơn khi mọi người xung quanh dần rời đi, khi những người thân yêu nhất của con không còn nữa.
3. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Lãng phí thời gian hôm nay, ngày mai con sẽ phải trả giá. Càng trân trọng cuộc sống, con càng sống tốt hơn.
4. Tình yêu chỉ là cảm xúc thoáng quá, nó có thể phai nhạt theo thời gian và tâm trạng của con. Nếu như người con yêu rất nhiều rời đi, hãy kiên nhẫn, thời gian sẽ xóa dần nỗi buồn và sự đau đớn. Đừng đắm chìm quá sâu vào vị ngọt của tình yêu, đừng vùi mình trong nỗi buồn khi tình yêu rời bỏ con.
5. Rất nhiều người thành công không học hành nhiều, nhưng không có nghĩa là con giống họ. Mọi kiến thức con tích lũy sẽ trở thành vũ khí cho cuộc sống của con. Người ta có thể từ nghèo hèn trở nên giàu có, nhưng trước tiên họ phải bắt đầu hành động.
6. Đừng mong chờ tài sản thừa kế từ cha, con trai. Cha không thể hỗ trợ con suốt cuộc đời. Khi con trưởng thành, cha đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, con là người quyết định hàng ngày con đi làm bằng chiếc xe limousine hạng sang hay bằng xe bus.
7. Con học cách lịch sự, nhưng không phải mọi người đều như vậy. Con có thể tốt với mọi người, nhưng đừng mong chờ điều ngược lại. Nếu không hiểu điều này, con sẽ vướng vào không ít rắc rối không cần thiết.
8. Cha từng mua xổ số trong nhiều năm. Nhưng cha không hi vọng mình sẽ giàu nhờ vào may mắn. Nếu con muốn kiếm nhiều tiền, con phải làm việc chăm chỉ. Không có bữa trưa nào miễn phí!
9. Cha không biết mình có thể bên con bao lâu. Chúng ta hãy cùng trân trọng thời gian đó. Không ai biết chắc, liệu chúng ta có gặp nhau ở kiếp sau không.
Con còn phải học rất nhiều điều nữa, nhưng có thể cha không ở bên để dạy con. Con có thể vấp ngã nhiều lần, điều đó sẽ giúp con trưởng thành hơn. Hãy trở thành người đàn ông như con mong muốn. Nhưng khi con cần ai đó dẫn đường, cha hi vọng những điều này sẽ thay cha giúp con.
Cha của con!
Nguồn: TTVN
http://quacuabo.com/la-thu-cha-gui-con-trai-hay-tro-thanh-nguoi-dan-ong-nhu-con-mong-muon-nhung-dung-quen-loi-cha-dan/

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH BẠN CỦA CON TRẺ?

Làm thế nào để trở thành bạn của con trẻ?

Làm thế nào để nuôi dạy con tốt luôn là mối bận tâm của các bậc cha mẹ. Cách tốt nhất là làm bạn với con, để con cái có thể dễ dàng chia sẻ những khó khăn và thắc mắc của chúng và đồng thời vẫn giữ được sự uy nghiêm của cha mẹ để khuyên răn khi con phạm sai lầm.
Trong cuốn sách “How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk”  (Tạm dịch: Làm thế nào để nói trẻ nghe và nghe trẻ nói), Adele Faber và Elaine Mazlish đã chia sẻ cho những bậc phụ huynh một số phương pháp “ngoài nhu trong cương” này.

1. Hãy để trẻ giải bày cảm xúc

Một trong những bài học quan trọng khi còn nhỏ là trẻ phải biết diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình, đôi lúc những suy nghĩ ấy rất trẻ con, nhưng đó là điều cần thiết cho tài năng nói sau này của chúng. Thế nào là buồn, vui, mất mát,… chúng phải học qua thực tế, hãy giúp chúng diễn đạt bằng cách lắng nghe. Ví như:
Trẻ: “Con bị mất hộp chì màu rồi. Sáng con để trong cặp đi học mà”.
Lúc này, cha mẹ không nên đưa ra lời khuyên ngay lập tức, kiểu như: “Thôi đừng buồn nữa con yêu, bố sẽ mua cho con hộp khác”. Như vậy, trẻ sẽ khóc to hơn. Hãy chấp nhận cảm xúc của chúng, bằng cách nói: “Ồ, chắc con buồn lắm nhỉ”.
Trẻ: “Con vẽ được rất nhiều tranh đẹp bằng hộp bút đó”.
Bố: “Ừ, mất hộp màu yêu thích thật là buồn”.
Trẻ: “Con bỏ quên hay nó rơi mất nhỉ?”.
Bố: “Con đúng là rất yêu thích vẽ tranh đấy”. Lúc này cha mẹ có thể đưa ra lời khuyên: “Lần khác con nhớ cẩn thận hơn nhé!”
– Đối với những đòi hỏi có phần quá đáng của trẻ, đừng nạt chúng. Hãy nhẹ nhàng nói lên điều mong muốn của mình với trẻ và từ từ giải thích. Ví như:
Trẻ: “Con rất muốn ăn bánh phồng tôm”.
Mẹ: “Mẹ ước rằng sẽ có rất nhiều phồng tôm cho con ăn”.
Trẻ: “Con muốn ăn thêm cơ…”
Mẹ: “Mẹ biết con rất muốn ăn, nhưng con ăn nhiều quá rồi, mẹ ước là con có thể ăn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Hay chúng ta ăn trái cây nhé”.



trở thành bạn của con

2. Khuyến khích sự hợp tác

Điều các bậc cha mẹ hay phạm phải khi dạy con là cằn nhằn và la mắng như: “Sao con để giường bừa bộn thế? Sách vở sao không sắp xếp? Con quên tắt nước ở bồn tắm này? Con bất cẩn quá. Thế này sao học hành được chứ?”v.v…
Trẻ con là những ‘thiên thần’ mới đến thế gian, chúng chưa biết cách và hiếu động, tò mò nên phạm lỗi lặt vặt là thường xuyên. Thay vì la mắng, chúng ta hay hợp tác và chỉ dẫn chúng. Ví dụ:
– Khi trẻ để sữa ở ngoài tủ lạnh. Hãy nói: “Sữa sẽ hỏng khi con để ngoài tủ lạnh. Đem cất vô tủ đi con”. Hay: “Sách vở cần xếp ngay ngắn. Cùng xếp lại với mẹ nhé”. Bạn làm mẫu, trẻ sẽ làm theo. Hay chỉ cần đơn giản nói một từ: “Vòi nước chảy kìa con”. Trẻ sẽ tự biết đóng lại.
– Nếu sợ con xem TV quá giờ, hãy ghi mẩu giấy nhỏ dán trên TV: “Trước khi xem TV, con nhớ học hết bài nhé”.
– Muốn trẻ giữ trật tự trong giờ nghỉ trưa, hãy ghi chú trước cửa phòng: “Bố mẹ nghỉ trưa, con đừng gõ trống nhé”.



Kết quả hình ảnh cho chơi với con

3. Từ cho phép lựa chọn đến hình phạt

Đôi lúc trẻ cũng bướng bỉnh không nghe lời, lúc này các bậc cha mẹ có thể suy nghĩ những biện pháp thay thế hình phạt như: Chỉ ra lỗi lầm của chúng. Thể hiện cảm giác của bạn đối với việc chúng làm. Nói lên kỳ vọng. Chỉ cho chúng sách sửa chữa. Đưa ra lựa chọn cho trẻ. Hãy để trẻ thấy trách nhiệm bằng hình phạt. Ví dụ:
Thể hiện cảm xúc của bạn: “Bố rất bực vì cái cưa mới của mình lại bị để ngoài trời nên rỉ mất”.
Diễn đạt kỳ vọng: “Bố mong rằng đồ của bố nếu con mượn sẽ được trả lại ngay và còn tốt”.
Chỉ cho trẻ cách sửa: “Cái cưa này cần một ít bùi nhùi thép, mỡ và một lớp dầu mỏng bôi lên sau khi làm xong để bảo quản nó sau này”.
Trẻ có thể sẽ nói: “Dạ, để con làm”.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục mượn và quên. Hãy đưa ra lựa chọn: “Con có thể mượn đồ của bố và trả đúng chỗ. Hay con sẽ mất quyền sử dụng. Tùy con chọn nhé”. Nếu trẻ tiếp tục quên. Hãy khóa hộp đồ của bạn lại.
Hãy giải quyết vấn đề bằng cách thỏa thuận và ‘hợp đồng’ ghi rõ cả điều khoản ‘trừng phạt’, tuy nhiên đừng đối xử như chủ nô với nô lệ của mình. Ví dụ: “Bố biết con muốn mượn đồ của bố. Nhưng bố cũng cần sử dụng và nếu con bỏ ra ngoài thì bố sẽ khó tìm thấy. Con thấy thế nào? Nếu không bỏ đúng nơi, bố sẽ khóa hộp đồ lại đấy”.
Hãy dạy trẻ bằng những lý lẽ đúng, để khi lớn lên chúng có thể hình thành một ‘thế giới quan’ biết phân biệt đúng sai, phải trái vì chúng biết suy luận, tư duy chứ không chỉ biết nghe lệnh bạn một cách rất ‘ngoan ngoãn’ như những con cừu.

Kết quả hình ảnh cho dạy con
4. Khuyến khích sự độc lập

Cha mẹ ai cũng đều muốn con cái của mình trưởng thành, độc lập và tài năng. Nhưng chỉ với những kiến thức chúng ta học được, và thời gian chúng ta có được ở bên trẻ cũng không nhiều, vậy tại sao không dạy trẻ tìm kiếm kiến thức bên ngoài từ bạn bè, thầy cô. Dạy chúng cách tự làm việc, tìm hiểu và học hỏi từ người khác. Nếu cảm thấy phù hợp khả năng của chúng, hãy để trẻ tự giải quyết, phạm sai lầm và rút kinh nghiệm từ sai lầm. Ví dụ dùng những câu như:
“Con muốn uống nửa hay cả cốc nước hoa quả?”
“Năm phút nữa chúng ta sẽ về. Con thích đi cầu trượt một lần nữa hay đi chơi xích đu?”
“Con muốn thế nào? Tập đàn bây trước hay sau bữa tối?”
… để dạy trẻ tự quyết định. Nếu trẻ đã cố gắng, dù thành hay bại, hãy tôn trọng nỗ lực và khuyến khích chúng, vì cuộc sống là vậy, không chỉ có những thành công. Thay vì “Sao con đi giày lâu thế”, hãy nói: “Thắt dây giày đòi hỏi ngón tay phải rất khéo, hãy cố gắng luyện tập con nhé”.
Hãy khuyến khích trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài như bạn bè, những người xung quanh. Ví dụ: “Mẹ ơi, mấy con cá cảnh của con có vẻ lờ đờ? Con có thể làm gì để giúp chúng?” – “Mẹ nghĩ, người bán thú nuôi có khi biết đấy con ạ”.



Kết quả hình ảnh cho chơi với con

5. Tán thưởng nỗ lực của trẻ

Trong cuốn sách “How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk”, tác giả cũng cho biết rằng khen ngợi đúng lúc sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình – nơi tôn trọng những điều tốt đẹp nhất của chúng thì sẽ có nhiều khả năng tự đánh giá tốt về mình và dễ đương đầu với thử thách trong cuộc sống, dễ đặt ra những mục tiêu cao hơn so với những trẻ không có may mắn trên. Hãy nói những câu như:
“Mẹ thấy bàn học của con dọn gọn gàng rồi này. Sách vở ngay ngắn, loại nào ra loại đó. Đó gọi là gọn gàng đấy. Cố gắng phát huy nhé con”.
Tuy nhiên, tùy từng lứa tuổi bố mẹ cần cân nhắc những lời khen phù hợp và cụ thể với tâm lý của chúng.

Kết quả hình ảnh cho dạy con thông minh
6. Đừng ‘gán nhãn’ cho trẻ

Một đứa trẻ sẽ hư nếu bố mẹ chúng thường xuyên nói: “Con thật là hư”. Nếu bạn gán nhãn cho một đứa trẻ chậm hiểu, trẻ sẽ tự coi mình là chậm hiểu. Nếu bạn gán mác cho trẻ ‘bướng bỉnh, rồi mày sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu?’ thì rất có thể chúng sẽ như thế. Hãy ngừng nói những câu như thế, tôn trọng trẻ và chú ý vào những biểu hiện tích cực của trẻ hơn. Ví như:
Trẻ: “Hôm nay con không nhảy qua dây được trong giờ tập thể dục, cô giáo bảo con vụng về”.
Mẹ: “Mẹ đoán là cô không biết con rõ như mẹ thôi. Mẹ nhớ ngày trước mẹ bị nhốt bên ngoài, con đã trèo qua cửa sổ phòng ngủ, chạy ra mở cửa từ bên trong cho mẹ vào… Con cũng khéo léo lắm đó chứ. Chỉ cần cố gắng hơn thôi, luyện tập sẽ dần dần tốt lên con ạ”.



(Ảnh qua phunutoday.vn) dạy con

7. Tham gia hoạt động thể thao cùng trẻ

Thế giới ngày càng bị công nghệ và mạng xã hội chi phối. Các hoạt động thể thao khuyến khích trẻ giao tiếp trực tiếp, tăng cường sức khỏe và khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề. Đó có thể là vẽ tranh ở siêu thị, tô tượng, chơi cờ caro, cờ tướng, bơi lội hay cầu lông,… Nếu bạn ở những vùng quê, vùng biển thì có thể tận dụng khoảng không gian trống ở nơi đây để chơi với trẻ. Nếu ở thành phố hãy đăng ký cho trẻ học ở một trung tâm thể thao. Đọc sách cùng nhau cũng có thể là một ‘lựa chọn thể thao’ cho trí não.
Trí lực sẽ không thể phát triển đầy đủ nếu thể lực không tốt, vì vậy hãy chúng con trẻ luyện tập cả hai.



Kết quả hình ảnh cho chơi với con

Nguồn: Internet
Nguồn: http://quacuabo.com/lam-nao-de-tro-thanh-ban-cua-con-tre/