Featured Post

GALLO COFFEE - 100% CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT

GALLO COFFEE  100% Cà phê Nguyên Chất - Hương Vị Tự Nhiên. 100% Pure Coffee - Natural Coffee Taste and Aroma.  Gallo Coffee hân hạnh giớ...

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT KEM THỰC VẬT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT KEM THỰC VẬT

Bột kem béo thực vật, hay còn được biết đến với tên gọi Non-Dairy Creamer, là một dạng sản phẩm không chứa sữa và được sản xuất từ nguồn gốc thực vật, thường là dầu cọ đã được hydrat hóa một phần. Vì thế, bột kem béo không chỉ không chứa cholesterol mà còn có hàm lượng chất béo bằng 0.

                 Nguồn ảnh: Internet

Non-dairy creamer thường được sử dụng như một thay thế cho sữa hoặc kem trong quá trình pha chế, làm bánh, giúp tăng cường hương vị. Thành phần chính của kem béo bao gồm đường Glucose (chiếm 63%), chất béo thực vật (chiếm 33%), chất dẫn xuất sữa sodium caseinate (chiếm 2%), cùng với chất nhũ hóa như Mono và Diglyceride của các acid béo,.. Kem béo thường có đặc điểm vị ngọt, mịn, và hương thơm đa dạng như vanila, chocolate, hương dâu,…


Hiện nay, bột kem béo thực vật thường được nhập khẩu từ các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, và các nơi khác trên thế giới. Sự phổ biến của sản phẩm này là do khả năng thay thế linh hoạt, tính tiện lợi trong sử dụng, và khả năng tăng cường hương vị mà nó mang lại trong các ứng dụng pha chế và làm bánh.


Chứng từ khai báo hải quan khi nhập khẩu bột kem thực vật

Để nhập khẩu bột kem thực vật, hàng hóa cần có nguồn gốc xuất xứ được đảm bảo và được đính kèm nhãn mác rõ ràng. Trong quá trình nhập khẩu, việc thực hiện công bố là bắt buộc, và bột kem thực vật thành phẩm không yêu cầu thực hiện kiểm dịch thực vật.

Dưới đây là danh sách các chứng từ quan trọng cần chuẩn bị khi nhập khẩu bột kem thực:

1.   Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại):

·         Cung cấp thông tin chi tiết về giá trị hàng hóa, số lượng, và các điều khoản thương mại liên quan.

2.   Packing List (Phiếu đóng gói):

·     Chi tiết về cách đóng gói hàng hóa, bao gồm số lượng và trọng lượng của từng đơn vị đóng gói.

3.   Bill of Lading (Vận đơn đường biển/đường hàng không):

·  Chứng từ xác nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi đến, thường được sử dụng cho các lô hàng đường biển hoặc hàng không.

4.   Certificate of Origin (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ – Nếu có):

·  Xác nhận xuất xứ của hàng hóa, giúp đảm bảo tuân thủ các điều kiện và ưu đãi thuế theo quy định của quốc gia nhập khẩu.

5.   Tờ khai hải quan nhập khẩu + Catalogue của sản phẩm (Nếu có):

·   Thông tin chi tiết về hàng hóa và thông tin kỹ thuật từ Catalogue để hỗ trợ quá trình hải quan nhập khẩu.

6.   Sales Contract (Hợp đồng Thương mại – Nếu có):

·   Chứng thực quan hệ thương mại giữa người bán và người mua, bao gồm các điều khoản và điều kiện giao dịch.

Quá trình chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các chứng từ này không chỉ giúp đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi mà còn đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu.

Mã HS bột kem thực vật

Mã HS Code

Loại Hàng Hóa

  21069030

           Bột Kem Béo Thực Vật (Non-Dairy Creamer)

Thuế nhập khẩu bột kem thực vật

·         Thuế nhập khẩu thông thường chiếm 30%

·         Thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%

·         Thuế nhập khẩu có Chứng nhận Xuất xứ (C/O form D) là 0%

·         Thuế Giá trị gia tăng (VAT) là 8% (áp dụng trong năm 2024 khi có giảm từ chính phủ). Mức VAT bình thường là 10%. 

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bột kem thực vật:


Nguồn ảnh: Internet 

Quy trình thủ tục nhập khẩu bột kem thực vật các loại:

Bước 1: Khai Tờ Khai Hải Quan

Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như Hợp đồng, Commercial Invoice, Packing List, Vận đơn đường biển, Chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến, và xác định Mã HS cho các loại bột kem thực vật, Quý vị nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm.


Bước 2: Mở Tờ Khai Hải Quan

Hoàn tất việc khai tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai, Quý vị in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Thực hiện các bước liên quan tùy thuộc vào phân luồng màu xanh, vàng, đỏ.


Bước 3: Thông Quan Hàng Hóa


Sau khi hồ sơ được kiểm tra và không có thắc mắc, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.


Bước 4: Mang Hàng về Bảo Quản và Sử Dụng


Sau khi tờ khai được thông quan, tiến hành bước thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển hàng về kho và bắt đầu quá trình bảo quản và sử dụng.

Trên đây là bốn bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu bột kem thực vật. Nếu Quý vị chưa hiểu được quy trình vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn cũng như để tiết kiệm chi phí và thời gian.


Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu bột kem thực vật


Khi nhập khẩu bột kem thực vật, có một số lưu ý quan trọng để cân nhắc và tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là những điểm quan trọng cần chú ý:

1.   Chứng từ và Hồ sơ Xuất Nhập Khẩu:

·    Hợp Đồng: Đảm bảo có một hợp đồng mua bán chính xác và đầy đủ thông tin giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

· Commercial Invoice: Kiểm tra tính chính xác của hóa đơn thương mại với thông tin trên hợp đồng.

·     Packing List: Đảm bảo thông tin trên danh sách đóng gói khớp với nội dung hàng hóa.

2.   Mã HS và C/O:

·         Mã HS Code: Xác định chính xác mã HS code cho bột kem thực vật để tính toán thuế nhập khẩu.

·         Chứng Nhận Xuất Xứ (C/O): Nếu có thể, sử dụng C/O để hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

3.   Kiểm Tra Chất Lượng và An Toàn Thực Phẩm:

·     ATTP (Tự Công Bố An Toàn Thực Phẩm): Đối với sản phẩm thực phẩm, đảm bảo việc làm tự công bố ATTP theo quy định của cơ quan chức năng.

4.   Vận Chuyển và Bảo Quản:

·   Điều Kiện Vận Chuyển: Kiểm soát điều kiện vận chuyển để đảm bảo bảo quản chất lượng sản phẩm.

·   Bảo Quản và Thời Hạn Sử Dụng: Lưu ý các yếu tố liên quan đến bảo quản và thời hạn sử dụng của bột kem thực vật.

5.   Kiểm Tra Hàng Hóa Khi Nhận:

·    Kiểm Tra Đóng Gói: Đảm bảo rằng đóng gói của sản phẩm không bị hỏng hóc hay bất kỳ vấn đề nào khác.

·     Kiểm Tra Số Lượng và Chất Lượng: Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa ngay khi nhận để có thể đối chiếu với hóa đơn và danh sách đóng gói.

6.   Thủ Tục Hải Quan:

·    Khai Báo Hải Quan: Thực hiện đúng quy trình khai báo hải quan với đầy đủ chứng từ và thông tin.

7.   Nắm Rõ Thuế và Quy Định:

·  Thuế Nhập Khẩu: Xác định và hiểu rõ về các loại thuế nhập khẩu áp dụng cho bột kem thực vật.

·     Quy Định Pháp Luật: Tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu thực phẩm và thực phẩm chức năng.

8.   Liên Lạc với Cơ Quan Chức Năng:

·   Thông Tin Cập Nhật: Liên tục cập nhật thông tin từ cơ quan chức năng về quy định và yêu cầu nhập khẩu.

Lưu ý rằng các quy tắc và quy định có thể thay đổi tùy theo quốc gia và thời điểm, do đó, luôn tốt nhất là kiểm tra và cập nhật thông tin từ cơ quan chức năng và nguồn tin cậy khác.

Nguồn: https://projectshipping.vn/thu-tuc-nhap-khau-bot-kem-thuc-vat/

 

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU TỪ NƯỚC NGOÀI ĐỂ XUẤT KHẨU TẠI CHỖ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI THÌ SỬ DỤNG MÃ LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU B13 HAY E62?

Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13 hay E62?

Cho hỏi: Doanh nghiệp chế xuất của tôi nhập khẩu nguyên liệu vải có mã loại hình E31 (từ nhà cung cấp nước ngoài) để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc (hàng được miễn thuế nhập khẩu và GTGT). Nhưng sau đó, công ty có khách hàng mới là thương nhân nước ngoài có kế hoạch muốn mua trực tiếp mặt hàng vải này (chưa qua quá trình gia công, chế biến) và yêu cầu giao cho một công ty khác ở Việt Nam (không nằm trong khu phi thuế quan, hay DNCX) dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này khi DNCX mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ bán nguyên liệu cho khách hàng, thì DNCX có thể sử dụng loại hình xuất khẩu E62 hay B13? - câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM).

Mã loại hình nhập khẩu E31 được quy định thế nào?

Theo STT 14 Mục II Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình nhập khẩu E31 như sau:

Mã loại hình E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:

- Từ nước ngoài;

- Từ khu phi thuế quan, DNCX;

- Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ cho thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13 hay E62?

Theo STT 3 Mục I Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình xuất khẩu B13 như sau:

Mã loại hình B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

- Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

- Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài

Theo STT 7 Mục I Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình xuất khẩu B13 như sau:

Mã loại hình E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam)

- Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam

Căn cứ trường hợp doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nhập khẩu nguyên liệu (vải) có mã loại hình E31 (từ nhà cung cấp nước ngoài) để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc (hàng được miễn thuế nhập khẩu và GTGT). Nhưng sau đó, DNCX có khách hàng mới là thương nhân nước ngoài có kế hoạch muốn mua trực tiếp mặt hàng vải này (chưa qua quá trình gia công, chế biến) và yêu cầu giao cho một công ty khác ở Việt Nam (không nằm trong khu phi thuế quan, hay DNCX) dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Như vậy, trường hợp này doanh nghiệp chế xuất của bạn có thể sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13.

Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp chế xuất có phải khai tờ khai hải quan mới hay không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về việc khai hải quan của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Khai hải quan
1. Nguyên tắc khai hải quan
...
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;
...

Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:

Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
1. Nguyên tắc thực hiện
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
...

Theo khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Khai hải quan
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Như vậy, trường hợp hàng hóa là nguyên liệu (vải) nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện khai tờ khai hải quan mới.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/doanh-nghiep-che-xuat-nhap-khau-nguyen-lieu-tu-nuoc-ngoai-de-xuat-khau-tai-cho-cho-thuong-nhan-nuoc-93289-58201.html

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU CÓ MÃ LOẠI HÌNH E31

 Công ty đã nhập 3 lô hàng nguyên liệu sản xuất xuất khẩu (E31), sau khi sản xuất thành thành phẩm xuất bán cho khách hàng nhưng bị đánh giá không đạt, nguyên liệu còn lại bên em muốn xuất trả cho nhà cung cấp, nhà cung cấp đã đồng ý cho bên em xuất trả thông qua đại diện khác của họ vì công ty đứng tên bán cho bên em đã đóng cửa. Vậy cho hỏi:
1. Bây giờ em cần phải làm thủ tục như thế nào?
2. Công ty đóng thuế nhập khẩu cho toàn bộ 3 lô hàng, sau đó xuất trả số nguyên liệu còn lại rồi xin hoàn thuế đúng không?


  • 1. Trường hợp công ty chưa nộp thuế đối với các tờ khai nhập khẩu theo loại hình E31.

    Về hồ sơ thủ tục xuất trả nguyên liệu, công ty căn cứ Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ để thực hiện, cụ thể:

    Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất

    1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:

    a) Tái xuất để trả cho khách hàng ở nước ngoài;

    b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.

    2. Hồ sơ hải quan:

    a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

    b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;

    c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.

    3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

    Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định.

    ...”

    Theo đó, Công ty không phải nộp thuế cho phần nguyên liệu xuất trả nhà cung cấp. Khi kết thúc năm tài chính công ty đưa phần nguyên liệu này vào cột xuất trong kỳ của báo cáo quyết toán.

    2. Trường hợp công ty đã nộp thuế nhập khẩu cho các tờ khai nhập khẩu theo loại hình E31 do không được ân hạn thuế hoặc quá hạn 275 ngày (Trước thời điểm Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khâu sô 107/2016/QH13 có hiệu lực).

    Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 1.3 Khoản 1 Công văn số 8621/TCHQ-TXNK ngày 08/09/2016 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý thuế:

    “1. Về xử lý thuế miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký trưóc ngày 01/9/2016 theo quy định tại Điều 21:

    ...1.3. Đối với hàng hóa đã xuất khẩu sản phẩm / đã tái xuất và/hoặc đã nộp thuế, cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế theo đúng thời hạn quy định”.

    Căn cứ điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2015 của Chính phủ quy định:

    Điều 34. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất

    1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:

    a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.

    Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;

    b) Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;

    c) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định;

    d) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.

    Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.

    Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.

    2. Hồ sơ hoàn thuế, gồm:

    a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

    b) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

    c) Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

    d) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

    đ) Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài trong trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

    e) Văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;

    g) Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: 01 bản chính.

    3. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.”

    Theo quy định trên, trường hợp công ty xuất trả nguyên liệu cho chính nhà cung cấp thì được hoàn thuế theo quy định tại điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Riêng việc hoàn thuế đối với trường hợp tái xuất sang nước thứ ba, Cục Hải quan Đồng Nai đã nếu vướng mắc gửi Tổng cục Hải quan, tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Đề nghị Công ty theo dõi các hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trong thời gian tới để thực hiện.

  • Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

  • Nguồn: https://lawnet.vn/ngan-hang-phap-luat/tu-van-phap-luat/xuat-nhap-khau/huong-dan-thu-tuc-nhap-khau-nguyen-lieu-san-xuat-xuat-khau-co-ma-loai-hinh-e31-224048